Cách Xem Hạn Sử Dụng Sữa Rửa Mặt Simple / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Usxo.edu.vn

Cách Xem Hạn Sử Dụng Hàng Nhật Nội Địa Xách Tay

Có thể nói hàng xách tay Nhật là một trong những sản phẩm mà quy chuẩn ghi hạn sử dụng phức tạp nhất. Các hãng hàng Nhật nội địa gần như không theo 1 quy luật chung nào cả. Chính vì thế cách xem hạn sử dụng hàng Nhật nội địa rất là phức tạp. Hàng Nhật nội địa vốn đa phần toàn tiếng Nhật đã khó gặp thêm phần ghi Batch Code để xác định hạn sử dụng lại thêm khó. Một số sản phẩm thì gần như chỉ nhà sản xuất mới xác đinh được.

Để hiểu rõ bài này chúng ta phải làm rõ vấn đề: “Hạn sử dụng là gì trước”. Hạn sử dụng hàng Nhật nội địa nói riêng và các sản phẩm khác nói chung đều có 2 phần: Hạn sử dụng sau khi mở sử dụng và hạn sử dụng để nguyên. Các bạn cần xác định rõ trên hộp sản phẩm hoặc sản phẩm sẽ có các ký tự ghi hạn sử dụng, ngày sản xuất, số tháng sử dụng khi mở nắp,…

Hạn sử dụng khi đã sử dụng (Period after opening – PAO)

Thông thường thì các hãng sẽ có biểu tượng hình hộp tròn có mở nắp và ghi các ký tự 3M, 6M, 9M,12M, 24M,… M đây là Month (tháng), bên trước đó là số tháng sử dụng khi mở nắp, mở bao bì để sử dụng, lúc này sản phẩm đã tiếp xúc với môi trường xung quanh . Một số sẽ ghi bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh cụ thể số tháng sau khi mở nắp. Một số sản phầm không ghi thì thường được hiểu là nên dùng hết trước 6 tháng.

Là hạn sử dụng khi chưa sử dụng sản phẩm, tức tình trạng sản phẩm vẫn còn nguyên vẹn. Một số hàng nội địa được ghi bằng chữ số Latin ngày sản xuất ví dụ: 20.11.2018, 2018.11.20, 18.11.20, 20.Nov.18,…. Một số sẽ ghi luôn hạn sử dụng bằng chữ và số Latin hoặc tiếng Nhật. Nhưng đa phần các hãng ghi dưới dạng Batch Code. Chú ý nếu các sản phẩm hàng xách tay chỉ ghi rõ ngày hết hạn thì được hiểu là 3 năm sau ngày sản xuất trừ một số dòng vô thời hạn sử dụng.

Vì sao check hạn sử dụng hàng Nhật xách tay nội địa rất khó?

Cũng không rõ các hãng vì sao đưa ra các quy chuẩn khác nhau về ghi mã Batch Code, có thể để dễ quản lý thật giả và thu hồi. Tuy nhiên có một điều có lý về việc người tiêu dùng khó xác định mà người sản xuất không bị phản ánh đó là: Ở thị trường Nhật rất coi trọng người dùng nên khi gần hết hạn thì nhà sản xuất sẽ yêu cầu các đơn vị bán thu hồi sản phẩm. Không những thế các đơn vị bán họ cũng quản lý hạn sử dụng chặt chẽ. Thế nên ở thị trường nội địa Nhật khi sản phẩm đang được lưu hành thì được xem là hạn sử dụng vẫn còn.

Mã vạch Barcode có xem được ngày hết hạn hàng Nhật hay không?

Câu trả lời là không. Đầu tiên chúng ta hiểu mã vạch Barcode chỉ thể hiện tên sản phẩm, chủng loại, kích thước, nơi sản xuất và ngày công bố sản phẩm hoặc bao bì mới. Tức là gần như được giữ nguyên nếu không có thay đổi công thức hay mẫu mã, bao bì. Chúng ta thường nhầm hoặc bị người bán hàng không hiểu biết nói với bạn đó là ngày sản xuất. Mã vạch này gần như được xem là 1 công bố với thế giới về thông tin sản phẩm đó. Bạn có thể lấy 1 sản phẩm Việt Nam cùng loại mà xem sẽ ít khi thấy nó khác nhau về mã Barcode này. Tuy nhiên, có một đặc điểm ở hàng Nhật đó là mẫu mã thường thay đổi hằng năm, nên mã Barcode. Các bạn có thể dựa vào đây để biết mẫu này mẫu năm nào. Ví dụ dòng đó thường thay đổi mẫu mà bạn check mã code quá lâu thì nên nghi ngờ (tuy không phải tất cả nhưng nên thế). Để check mã Barcode thì các bạn có thể dùng phần mềm trên Smartphone: “check mã vạch” là có thể tìm được app check. Ngoài ra các bạn có thể xem ở trên trang sau: https://www.upcdatabase.com/itemform.asp. Tuy nhiên website này vẫn có một số sai sót ví dụ mã 4956962108017 là barcode của “ALOINS Medical Cream S 185g” nhưng nó lại ra của “shiseido anessa perfect essence sunscreen a+n spf 50+ pa+++”. Cách để xem nó đúng sản phẩm không thì bạn gõ mã đó lên google và ấn vào phần hình ảnh để xem

Cách xem hạn sử dụng hàng xách tay Nhật bằng Batch Code

Nếu trên sản phẩm ghi rõ hoặc dễ đoán thì chúng ta không phải check hạn sử dụng làm gì. Nhưng một số hãng sẽ đưa ra các tiêu chuẩn ghi khác nhau trên mỗi dòng sản phẩm. Thông thường các hãng sẽ có một số tiêu chuẩn (đa phần là ghi ngày sản xuất lô hàng đó).

Các xem hạn sử dụng hàng Nhật nội địa xách tay bằng website:

Các bạn có thể vào 1 số website sau để kiểm tra: http://checkcosmetic.net/ hoặc http://www.checkfresh.com/ Các bạn chọn hãng sản xuất, sau đó điền mã Bathcode và tìm kiếm. Tuy nhiên sẽ có 1 số hãng không tìm được hoặc không có hãng đó, do trang này không phải là trang công bố của hãng và một số cách check code của website bị lỗi thời.

Các kiểm tra hạn sử dụng hàng xách tay Nhật nội địa bằng tay:

Cũng như cách trên thì cách này cũng chỉ check ngày hết hạn sử dụng hàng xách tay Nhật 1 số ít. Vì một số sản phẩm rất khó xác định.

Đó là A, B, C,… tương đương với tháng 1, 2, 3,…,12 Còn năm rút gọn lại 1 hoạc 2 chữ số cuối ví dụ 2018 là 18 hoặc 8. Các bạn sẽ thắc mắc như sau: thế sản phẩm 2008 và 2018 nếu cùng ghi là 8 thì phân biệt thế nào. Thì lúc đó bạn phải xem sản phẩm đó có thường thay đổi mẫu mã không để xác định. Các sản phẩm nội địa Nhật thường thay đổi mẫu mã 1 đến 2 năm 1 lần, hơn nữa quản lý hàng hóa rất chặt nên hầu như không có chuyện để tồn hàng quá 3 năm (hết hạn sử dụng).

Một đặc điểm cần chú ý là cách ghi năm của người Nhật đa số là đứng đầu. Vì thế 1 hoặc 2 ký tự đầu là năm, đến chữ ký tự tháng, rồi mới đến ngày.

Ví dụ: trên sản phẩm hoặc hộp Hada labo, Melano CC ghi là 8E15 thì ngày sản xuất là 2018 (hoặc 2008) tháng 5 ngày 15.

Khi đó Đó là A, B, C,… tương đương với số cuối năm 0,1, 2, 3,…,9. Lúc đó 10 năm lại lặp lại 1 lần. Còn tháng thì nếu ghi bằng chữ thì A, B, C,… tương đương với tháng 1, 2, 3,…,12. Hoặc tháng ghi bằng chữ.

Cách ghi năm theo số rút gọn và ngày theo lịch Julian

Tức là năm ghi rút gọn 1 hoặc 2 số cuối, còn ngày ghi theo số thứ tự ngày trong năm (365 ngày).

Ví dụ 8279 thì ngày sản xuất là 2018 (2008) ngày 279 trong năm tương đương 279/30 =9.3 tầm tháng 10 (tính nhanh). Hạn sử dụng sản phẩm +3 năm

Cách ghi tháng và ngày bằng 1 chữ và 1 số, năm rút gọn 1 số.

Lúc đó tháng có số đầu tiên là A, B, tương ứng với 0, 1 và đi sau là 1 con số. Ví dụ 28 tương ứng với C8. Một số sản phẩm của Kose sẽ được ghi theo cách này ví dụ: GC972B1. Lúc đó ta xác định như sau: C9 là 29, 7 là 2017 (2007), 2 là 2, vậy ngày sản xuất là 29/2/2017 (2007). Ngày sản xuất sẽ được tính cộng thêm 3 năm.

Ngoài ra thì có rất nhiều cách ghi khác nhau mà cách nhận biết thì chỉ có bằng cách email cho nhà sản xuất mới biết được. Nếu gặp sản phẩm khó các bạn có thể liên hệ bên Xách Tay Quốc Tế tìm giúp email của hãng để hỏi. Trên thực tế thì có rất nhiều hãng có cách ghi ngày sản xuất và ngày hết hạn khác nhau. Nên không có 1 công thức cụ thể nào để xác định được ngày hết hạn sử dụng. Một số trong đó chỉ có nhà sản xuất biết được, thậm chí như khi email đến hãng Biore thì họ khẳng định nếu 1 sản phẩm chưa mở có thể yên tâm sử dụng. Có thể nói việc xác định được hạn sử dụng hàng Nhật Bản là cực kỳ khó vì thế nên chọn một đơn vị bán hàng xách tay uy tín và có chuyên môn để mua được sản phẩm tốt nhất dành cho bạn.

Nếu thấy hay xin mọi người ghé trang Fanpage Facebook của Xachtayquocte và cho 1 Like: https://www.facebook.com/Xachtayquoctecom/ . Có thể một ngày nào đó các bạn cần check hạn sử dụng 1 sản phẩm nào đó hoặc cần tư vấn về 1 sản phẩm nào đó, thì có thể liên hệ. Xách Tay Quốc Tế hứa sẽ tận tình tư vấn. Xin chân thành cám ơn.

Cách Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Hàng Nhật Nội Địa

Đa số mỹ phẩm Nhật Nội địa là sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Shiseido, Kose, Kanebo, Shu… Phần lớn các sản phẩm gần như không ghi hạn sử dụng trên bao bì, khiến nhiều bạn e ngại về chất lượng. Tuy nhiên, quý khách hàng hãy yên tâm. Hàng Nhật thường không đề ngày sản xuất nhưng có mã code. Các bạn tìm mã code trên sản phẩm (thường dưới đáy sản phẩm hoặc mặt sau).

Vào trang http://www.upcdatabase.com/itemform.asp

Vậy check code rồi làm sao biết được hạn sử dụng.

1. Bao Bì Thay Đổi Hàng Năm

Cứ 1 2 năm các hãng mỹ phẩm thường thay đổi bao bì và công thức để giúp người tiêu dùng có thể nhìn ra ngay sản phẩm mới sản xuất hay đã sản xuất lâu rồi mà không cần phải dò thông tin batchcode. Đây là một ưu điểm lớn của mỹ phẩm Nhật giúp người tiêu dùng không nhầm lẫn khi mua mỹ phẩm. Vậy làm sao để biết được bao bì của sản phẩm đó là mới hay cũ? Lời khuyên là nghiên cứu kỹ sản phẩm trước khi mua và hỏi thật kỹ người bán.

Khi xem trên bao bì bạn sẽ thấy ký hiệu như hình dưới, điều này có nghĩa là sản phẩm chỉ nên sử dụng trong vòng 3 – 6 – 9 hay 12 tháng sau khi mở nắp. Thực ra dù có hay không biểu tượng này, chúng ta cũng chỉ nên sử dụng sản phẩm trong vòng 6, 12 tháng. Để sản phẩm càng lâu ở môi trường ngoài thì nó càng giảm tác dụng. Với các sản phẩm sệt như kem, nên bảo quản trong môi trường mát mẻ và khô ráo, dưới 25 độ C sẽ giúp giữ sản phẩm được bền hơn. Với các dòng sản phẩm trang điểm cao cấp nếu muốn sử dụng được lâu hơn, cất trong tủ lạnh, nhưng hãy chắc chắn rằng bọc kỹ sản phẩm, tránh mùi tủ lạnh ám vào sản phẩm.

Mỹ phẩm Nhật thường không ghi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng. Nếu người bán hàng nào nói cho bạn về hạn sử dụng hay ngày sản xuất của sản phẩm, hãy cẩn thận trước lời nói của họ, có thể họ chỉ nói cho bạn yên tâm. Có một cách để kiểm tra ngày sản xuất của sản phẩm, đó là tra batch code.

Batch Code Là Gì?

Các Kiểu Batch Code Thường Thấy Và Cách Đọc

Quy Định Năm Theo Số & Tháng Theo Thứ Tự Bảng Chữ Cái

Bạn có thể thấy hình ở bên dưới, batch code là 5E1, ký tự đầu tiên là số 5, nó có ý nghĩa là sản xuất vào năm 2015, tiếp theo là chữ E, quy định tháng sản xuất theo thứ tự bảng chữ cái, A tháng 1, B tháng 2…thì E là tháng 5. Từ đây có thể thấy được rằng ngày sản xuất của sản phẩm là tháng 5 năm 2015. Một sản phẩm chăm sóc da có hạn sử dụng thường là 3 năm kể từ ngày sản xuất nên ngày hết hạn của sản phẩm sẽ là ngày sản xuất + thêm 3 năm nữa, tức 5/2018.

Quy Định Năm Theo Thứ Tự Bảng Chữ Cái & Tháng Theo Số

Quy Định Năm Theo Số & Kiểu Ngày Julian

Nguồn: chúng tôi

Cách Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Nước Hoa Và Hướng Dẫn Bảo Quản Lâu Dài

Bởi chúng được làm từ những nguyên liệu tốt, quy trình sản xuất đạt chuẩn cho nên chất lượng có thể ổn định trong thời gian dài. Ngược lại với nước hoa fake thì chỉ vài tháng thôi đã có thể nhận ra được dấu hiệu khác biệt và không thể sử dụng tiếp được nữa.

Hạn sử dụng nước hoa chưa mở nắp và đã mở nắp là khác nhau. Chưa mở nắp date sẽ kéo dài hơn với chai nước hoa đã mở nắp và sử dụng. Ngoài ra hạn sử dụng của nước hoa phụ thuộc rất nhiều vào cách bảo quản của người dùng, bởi nếu trong điều kiện môi trường không phù hợp về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì rất dễ dàng biến dạng và bay hơi. Bởi vậy nếu có ai hỏi một chai nước hoa có hạn sử dụng chính xác là bao lâu thì không thể trả lời được.

Những dấu hiệu cho biết nước hoa sắp hết hạn sử dụng

Bất kỳ sản phẩm nào đến giai đoạn “cuối đời” cũng sẽ có những dấu hiệu dễ dàng nhận ra được. Và nước hoa cũng không ngoại lệ, sau đây là những dấu hiệu nước hoa sắp hết hạn sử dụng mà bạn nên nắm rõ:

+ Nốt hương của nước hoa sẽ biến đổi, không còn được hương thơm như lúc ban đầu, thậm chí sẽ gây ra mùi hương lạ. Độ bám mùi cũng không được bền, tỏa hương cũng dần ngắn lại. Một số dòng nước hoa cao cấp khi hết hạn xịt ra sẽ ngửi thấy mùi của sơn móng tay, tuy nhiên sẽ dần bay đi và trở lại mùi hương nguyên thủy của nó.

+ Dung dịch nước hoa bị biến đổi màu hoặc vẩn đục thì là dấu hiệu chính xác cho sự hết hạn của chai nước hoa đó. Ví dụ nước hoa của bạn màu vàng nhạt nhưng khi hết date sẽ chuyển thành màu vàng bia hoặc rượu.

Nước hoa hết hạn sử dụng có dùng được không?

Nước hoa khi hết hạn sử dụng sẽ không còn được mùi hương như lúc ban đầu, bởi vậy có thể sẽ làm bạn không quen và có cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó cũng không còn bám mùi lâu nữa mà bay đi khá nhanh, bạn sẽ phải liên tục xịt lại nhiều lần để cơ thể được tỏa hương.

Cách kiểm tra hạn sử dụng của nước hoa

Hiện nay có một vài thương hiệu nước hoa có in trên hộp đựng sản phẩm về ngày sản xuất và thời gian sử dụng, tuy nhiên cũng có nhiều hãng không đề thông tin rõ ràng mà chỉ để bằng ký hiệu mã vạch. Vì vậy để tra được thời hạn sử dụng nước hoa bạn cần phải tra cứu mã vạch trên trang website của hãng.

Cách bảo quản nước hoa để tăng thời hạn sử dụng

Hộp giấy đựng bên ngoài của nước hoa không phải để bảo vệ tránh va đập và đẹp mắt thôi đâu, mà đây còn là nơi giúp lưu giữ bảo quản tốt nhất cho hương thơm của nước hoa nữa đấy. Khi không dùng đến hãy bỏ vào hộp để tránh ẩm mốc cũng như giữ hương thơm khó phai hơn.

Nếu như bạn xác định sẽ gắn bó lâu dài với một hương thơm thì có thể mua nước hoa dung tích lớn. Nhưng nếu bạn thích sưu tập và thường xuyên thay đổi mùi hương thì hãy chọn những dòng nước hoa có dung tích nhỏ như mini hoặc vial để vừa tiết kiệm, dễ dàng mang theo và tránh để quá lâu hết hạn sử dụng mà vẫn còn nhiều thì sẽ lãng phí lắm đấy.

Không đặt nước hoa ở môi trường có quá nhiều ánh sáng cả tự nhiên lẫn nhân tạo bởi sẽ làm tuổi thọ bị giảm đi một nửa. Và đồng thời cũng không đặt ở những nơi có độ ẩm lớn như phòng tắm sẽ nhanh làm nước hoa bị biến dạng.

Những mặt hàng nước hoa nổi tiếng cho Nam nữ được yêu thích Nước hoa tester là gì? Địa chỉ trực tuyến mua nước hoa cao cấp chính hãng Nước hoa mini là gì? Top 10 nước hoa mini 4ml 5ml 7ml 10ml 15ml bán chạy Hướng dẫn cách xịt nước hoa đúng cách và một số sai lầm hay gặp phải Cách nhận biết nước hoa Thật và Fake cực Chính Xác

Địa chỉ uy tín mua nước hoa chính hãng giá tốt

Để hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả thì tốt nhất các nàng nên mua hàng online tại địa chỉ bán nước hoa chính hãng uy tín. Và Sàn TMĐT Vua Hàng Hiệu sẽ là lựa chọn số 1 dành cho bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ nhanh chóng!

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VUA HÀNG HIỆU VIỆT NAM

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hướng Dẫn Cách Check Hạn Sử Dụng &Amp; Ngày Sản Xuất Của Các Hãng Mỹ Phẩm

Có 2 cách chính để check hạn sử dụng của mỹ phẩm thông thường:

Cách 1: Check trên trang web chúng tôi t

Lưu ý thời gian sử dụng thực của sản phẩm vẫn phải căn cứ theo hạn mở nắp (PAO) trên bao bì. Check ngày sản xuất chỉ để bạn kiểm tra xem sản phẩm đã quá date dùng được ngay cả khi chưa mở nắp hay chưa.

Tuy nhiên nhược điểm là trang Web Checkcosmetic không có đầy đủ các thương hiệu mà chỉ có một số, nên không phải thương hiệu nào cũng có thể check ngay cho khách hàng.

Hơn nữa thông tin trên trang web Checkcosmetic là do nhóm người phụ trách trang tổng hợp, THÔNG TIN KHÔNG PHẢI LUÔN CHÍNH XÁC. Có nhiều mã code đã lỗi thời, khi nhà sản xuất áp dụng cách đánh Batch code mới cho sản phẩm thì liền bị check sai lệch hoặc không ra.

Phân biệt giữa Batch Code và Barcode

Đây cũng là một trong những lỗi sai cơ bản khi check NSX của các bạn trên trang checkcosmetic. Các bạn nhớ rằng phải nhập Batch code (code thể hiện thông tin lô sản xuất) của sản phẩm chứ không phải Barcode

Batch code thường khoảng 3-6 số được in bằng mực đen hoặc in nổi, in chìm trên sản phẩm. Chúng thường được in ở đáy chai, thân chai, đầu tuýp… và mỗi lô sản phẩm có một mã riêng.

Còn Barcode hầu như luôn cố định trên mỗi sản phẩm trừ khi hãng thay đổi bao bì hoặc công thức sp, tạo thành sp mới. Chúng gồm phần sọc kẻ đen và 1 dãy số bên dưới như trong hình.

Cách này thì chính xác hơn và có thể áp dụng để hỏi không chỉ thông tin về HSD mà còn về tất cả các vấn đề khác của sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm là mất thời gian hơn. Thường các hãng sẽ mất từ 1-3 ngày để trả lời email của bạn.

Ở cách 2 khi gửi mail cho nhà sản xuất, nếu bạn có sẵn email của hãng rồi thì chỉ cần nhập vào ô địa chỉ đến và gửi. Có sẵn email hãng thì thuận tiện hơn vì bạn có thể đính kèm hình ảnh phục vụ thêm cho câu hỏi.

2. HSD của Cure : khi gửi mail tại web hãng thì mail auto chuyển về địa chỉ phân phối Cure Việt Nam. Hãng dùng mail cá nhân để trả lời, thời gian reply khoảng 3-5 ngày. Có lẽ khi bạn mail bằng mail trực tiếp này sẽ nhanh hơn đó vì lần đầu liên lạc thì mình phải điền form nên có lẽ lâu hơn.

3. HSD của Meishoku (sản xuất Detclear) Hãng dùng mail hãng meishoku@meishoku.co.jp để trả lời. Thời gian trả lời cũng khá lâu khoảng 3 ngày.

ng có cung cấp ngày sản xuất sản phẩm nếu hỏi. Thời gian trả lời nhanh. Dùng mail cá nhân để trả lời. Địa chỉ mail: mkurio@rosette.co.jp

5. HSD của Cerave : Thương hiệu Cerave tại shop hiện chỉ có bán 2 loại sữa rửa mặt là Foaming Facial Cleanser và Hydrating Cleanser. Cả 2 loại đều KHÔNG CÓ HẠN SỬ DỤNG, nghĩa là bạn có thể mở nắp dùng đến khi nào cũng được mà không cần quan tâm ngày sản xuất. Lý do hãng giải thích là vì tất cả các thành phần hãng dùng đều không có chất nào hết hạn hoặc cần bảo quản. Địa chỉ mail hãng: ValeantCustomerCare@bausch.com H ãng reply rất lâu.

6. HSD của các sản phẩm xịt khoáng : Tất cả các xịt khoáng một số thương hiệu KHÔNG CÓ GHI HẠN SỬ DỤNG. Lý do các hãng giải thích là vì thiết kế của chai xịt khoáng là thiết kế nén khí, không khí không thể lọt vào trong nên sản phẩm không bị oxy hóa. Hơn nữa các loại xịt khoáng thành phần cũng chủ yếu là nguồn nước khoáng tự nhiên được khử trùng, nên cũng không hết hạn.

7. HSD của Biotin : c ách check HSD của các sản phẩm thuộc hãng Ogx – Cụ thể là bộ dầu gội xả Biotin

– Phải mail hãng, không check được trực tiếp – Địa chỉ mail: consumerrelations2@mccus.jnj.com – Hãng reply nhanh, chỉ mất khoảng 24h

Thông tin câu trả lời này trên web : https://www.thayers.com/faq/what-arewhere-can-i-find-expiration-date-on-the-witch-hazel-toners-astrigents/

10. HSD của Larocher posay : Hầu hết các sp của LRP đều in sẵn HSD trên sản phẩm nên khá tiện cho mọi người theo dõi. Nếu bạn có vấn đề gì cần hỏi hãng thì có thể mail địa chỉ: relationclient@larocheposay.oaccare.fr Hãng trả lời khá chậm và trả lời bằng tiếng Pháp.

11. HSD của The Body Shop : Ngày sản xuất: in nổi không màu trực tiếp sản phẩm, hoặc chữ đen dưới đáy lọ.

Ví dụ: XK306FF, XJD01FR…Trong đó: Chỉ cần quan tâm kí tự thứ 2 và thứ 3:

Hoặc bạn có thể mail cho nhà sản xuất địa chỉ: UKCustomer.Relations@thebodyshop.com Hãng reply mail rất nhanh thường chỉ mất vài tiếng.

12. HSD của Muji : Phải gửi mail cho hãng để hỏi date, h ãng có cho ngày sản xuất SP.

13. HSD của Paula choice : Các sp của Paula’s Choice thường có sẵn HSD in trên bao bì. Trường hợp các bạn cần gửi mail các vấn đề khác: paulaschoicemailbox@mailmw.custhelp.com

14. HSD của Burt’s Bees :

Trong đó: LL địa điểm sản xuất, YY năm sản xuất, JJJ là ngày sản xuất tính theo lịch Julian, S là thông tin thêm

Địa chỉ mail: burtsbees@consumerreply.com

15. HSD Biore : Địa chỉ mail hãng : soudan@kao.co.jp Tuy nhiên hãng TỪ CHỐI CHO THÔNG TIN NSX. Hãng giải thích là một khi sản phẩm chưa mở ra thì bạn có thể yên tâm sử dụng.

16. HSD Canmake : Địa chỉ mail: yumi_takano@idagroup.jp Hãng từ chối cho ngày sản xuất, chỉ giải thích chỉ cần chưa mở nắp thì sản phẩm có thể dùng tốt trong 3 năm.

17. HSD Caudalie : Địa chỉ mail: Europe@caudalie.com. Hãng reply khá nhanh khoảng vài tiếng và cung cấp ngày sản xuất đầy đủ

18. HSD Freeman : Địa chỉ mail: info@freemanbeauty.com Hạn sử dụng in trên bao bì. Hãng reply khá lâu.

19. HSD Hadalobo : Batch Code của Hada Labo thường là dãy 3 số in mực đen dưới đáy chai. Trong đó: Số đầu là năm, chữ thứ hai là tháng. A=1, B=2, C=3, D=4, E=5, F=6, G=7, H=8, I=9, J=10, K=11, L=12

21. HSD Kose Cosmeporrt : sản phẩm điển hình là dầu tẩy trang Kose Deep Oil, KCN Kose Suncut

22. HSD của Lululun : Phải gửi mail hãng, hãng cung cấp cho ngày sản xuất. Địa chỉ mail: support@lululun.com

23. HSD của MAC :Check trực tiếp trên Checkcosmetic.net Hoặc bạn có thể đọc trực tiếp trên sản phẩm. Mã code của son Mac có 3 chữ số AXX hoặc ABX trong đó chữ đầu tiên A là chỉ location, số X đầu (hoặc chữ B thứ 2) chỉ tháng (vì tháng có thể ký hiệu bằng chữ hoặc số) và số X thứ 2 chỉ năm * 1 = January * 2 = February * 3 = March * 4 = April * 5 = May * 6 = June * 7 = July * 8 = August * 9 = September * A = October * B = November * C = December24. HSD Simple : Lưu ý đối với Simple UK bạn có thể Check trực tiếp trên chúng tôi nhập 5 số đầu trong dãy batch code. Đối với Simple US bạn có cách đọc: Ví dụ: 03250HU01 = MMDDY/PLANT CODE = March 25, 2010

Month = 03 (Numerical, from 01 to 12 for Jan.- Dec.) Example 03 = March Day = 25 (Numerical, from 01 to 31). Example 25 = 25th day of the month Year = 0 (Numerical, from 0 – 9) Last digit of most recent year. Example: 2010 Plant Code and other manufacturing information = HU01

25. HSD Clinique : Check trực tiếp trên Checkcosmetic.net Hoặc có cách đọc tương tự son Mac. Batch code 3 chữ số. AXX hoặc ABX trong đó chữ đầu tiên A là chỉ location, số X đầu (hoặc chữ B thứ 2) chỉ tháng (vì tháng có thể ký hiệu bằng chữ hoặc số) và số X thứ 2 chỉ năm * 1 = January * 2 = February * 3 = March * 4 = April * 5 = May * 6 = June * 7 = July * 8 = August * 9 = September * A = October * B = November * C = December

26. HSD CC Melano : Cách đọc HSD của các sản phẩm thương hiệu CC Melano giống với cách đọc HSD của hãng Hada Labo

Batch Code thường là dãy 3 số in mực đen dưới đáy chai. Trong đó: Số đầu là năm, chữ thứ hai là tháng. A=1, B=2, C=3, D=4, E=5, F=6, G=7, H=8, I=9, J=10, K=11, L=12

27. HSD Tofu : Hãng có cho date, trả lời nhanh. HSD sau khi mở nắp sản phẩm: 3 năm

Địa chỉ Email: info@tofu-moritaya.com